Muốn trở thành Web Developer nhưng bạn chưa biết bắt đầu từ đâu? Chưa biết nên học gì và chuẩn bị những gì để trở thành một Web Developer. Cùng lập trình vui tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tại sao bạn nên trở thành một Web Developer?
Web Developer là gì? Đây là công việc bao gồm code, và thiết kế lên một trang web hoàn chỉnh cho cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào đó. Một web developer sẽ phải xây dựng bố cục và sử dụng các ngôn ngữ lập trình như: Css, HTML, Javascript,… để xây dựng giao diện, tính năng và dữ liệu người dùng.

Vai trò của một Web Developer.

Hầu như các cửa hàng, doanh nghiệp đều chuyển sang kinh doanh online. Họ cần xây dựng cho mình một website để quảng bá sản phẩm cũng như là bán hàng. Web developer có vai trò trách nhiệm là viết code để trang web hoạt động tốt, thiết kế các tính năng của website để cho người dùng một trải nghiệm dễ dàng của như là ấn tượng. Bên cạnh giao diện thì còn phải code để lưu trữ dữ liệu, hoạt động trải nghiệm của người dùng trên trang.
5 kiến thức mà Web Developer cần biết.
Để tìm hiểu cũng như muôn trở thành một Web developer thì 5 kiến thức sau là điều mà bạn nên biết.
Git

Git là một hệ thống hỗ trợ tuyệt vời cho web developer khi làm việc teamwork. Git là hệ thống quản lý phiên bản phân tán. Quản lý code và lịch sử chỉnh sửa trong quá trình làm việc cũng như là tổng hợp code một cách dễ dàng cho các dự án.
Những tính năng ưu việt của Git so với các phiên bản quản lý khác.
- Sắp xếp công việc tốt và dễ dàng: Nói một cách đơn giản là bạn có thể chỉnh sửa task làm việc mà không gây ảnh hưởng đến các task làm việc khác. Nếu không sử dụng Git thì các thành viên của nhóm nêu không hoàn thành các task hay xảy ra lỗi thì có thể ảnh hướng đến cả hệ thống. Lúc đó để sửa lại thì sẽ rất mất thời gian.
- Linh hoạt khi các thành viên hay bạn có thể làm nhiều task cùng 1 lúc: Cái này thì bạn có thể chia nhỏ một dự án ra làm thành nhiều mảng như một mindmap. Khi đó các thành viên có thể dựa vào đó hoàn thành từng task một.
- Có thể thử nghiệm những dự án mới mà không phải lo lắng: bạn có thể tách dự án mình đang làm sang một bên và sử dụng ý tưởng code của mình sang một bên mà không ảnh hưởng.
- Git cho phép làm việc online
- Cách lưu trữ thông tin của Git có thể giảm không gian hệ thống lưu trữ điều này rất quan trọng đối với những dự án lớn.
- Git sử dụng miễn phí
Nói chung thì Git nó như là một phần của ngành. Bạn nên tìm hiểu sớm về Git và bắt đầu làm việc với nó. Vì sau này kiểu gì khi đi học đi làm bạn việc với team thì sẽ gặp nó thôi.
GitHub

GitHub là hệ thống cung cấp kho lưu trữ mã nguồn Git cho các dự án phần mềm. GitHub có đầy đủ các tính năng mà Git có bên cạnh đó nó còn bổ sung các tính năng về social. Tính năng này cho phép các thành viên trong nhóm khi thực hiện dự án có thể tương tác với nhau.
Lợi ích của GitHub mang lại cho lập trình viên:
- Quản lý source code dễ dàng: khi tạo repo trong quá trình làm việc nó sẽ tự động được lưu trên hệ thống Bạn hoàn toàn có thể xem lại quá trình mình đã thực hiện. Một điểm đặc biệt làm các thành viên có thể thực hiện một repo.
- Tracking sự thay đổi qua các version: GitHub luôn lưu lại những thay đổi của bạn trong quá trình làm khi bạn đã push lên repository. Nó cũng giống như word hay drive bạn hoàn toàn có thể xem lại lịch sử thay đổi đề phòng mất hay chưa lưu.
- Mở rộng mối quan hệ khi GitHub kết nối với hàng ngàn Dev trên thế giới. Ở đây họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm cũng như giải đáp thắc mắc cho bạn.
- Đây là một kho tài nguyên bạn có thể tìm kiếm code string nào được chia sẻ Public.
SSH – Secure Shell

Được viết tắt là SSH. Là môi trường an toàn kết nối giữa máy chủ tới máy của khách hàng được bảo mật. Khi bạn sử dụng SSH thì sẽ không bị đánh cắp thông tin được truyền đi từ máy tính đi tới máy chủ. Một số công cụ SSH phổ biến hiện nay: OpenSSH, Bitvise SSH, PuTTY.
Những công dụng tiêu biểu của SSH:
Giao thức được sử dụng trong các mạng công ty để:
- Cung cấp quyền truy cập an toàn cho người dùng và theo một quy trình tự động
- Chuyển các file tương tác ở các máy và tự động
- Phát lệnh từ xa
- Quản lý cơ sở hạ tầng mạng và các thành phần hệ thống giữ nhiệm vụ quan trọng khác.
HTTP / HTTPS

HTTP (Hypertext Transfer Protocol) là giao thức truyền tải siêu văn bản. Các hình ảnh, văn bản, video sẽ được truyền tải từ website server lên trình duyệt của người dùng và ngược lại.
HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) nó cũng giống như HTTP nhưng sẽ có mức độ bảo mật và an toàn cao hơn. HTTPS cũng hoạt động tương tự như HTTP, nhưng nó được bổ sung thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer – tầng ổ bảo mật) hoặc TLS (Transport Layer Security – bảo mật tầng truyền tải). Hiện nay HTTPS được xem là tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho các website trên thế giới.
Mã hóa ký tự

ASCII là chuẩn mã hóa ký tự (character encoding) đầu tiên (còn được gọi là bộ ký tự – character set). ASCII định nghĩa 128 kí tự kiểu chữ số: từ 0 đến 9, các chữ cái tiếng Anh từ A tới Z và một số kí tự đặc biệt như ! $ + – ( ) @ < >.
Học Web Developer nên bắt đầu từ đâu?
Web developer là công việc có như cầu tuyển dụng lớn. Mức lương đối với vị trí này khá cao. Bạn muốn học Web developer nhưng chưa biết là mình có hợp không, chưa có lộ trình và chưa biết bắt đầu từ đâu để có thể học tốt ngành này. Để trở thành một web developer thì bạn nên có lộ trình học rõ ràng. Nên bắt đầu với các ngôn ngữ lập trình đơn giản như: HTML, CSS, và sau đó là tới Javascript và PHP và các ngôn ngữ khác. Chuyên sâu hơn thì Web Developer sẽ chia làm 2 mảng chính. Frontend và backend.
Web Developer Front – End và lộ trình học tập.

Front-end là sử dụng ngôn ngữ lập trình HTML, Css để xây dựng thiết kế giao diện cho trang web, đơn giản là như gạch, đá và sơn. Frontend cũng giống như thầy Lộc Fuho vậy. Mình sử dụng những cái đó để xây dựng lên một ngôi nhà thật đẹp và ấn tượng đối với người dùng. Vậy Front – End nên có lộ trình học tập như thế nào cho đúng.
Thứ nhất là HTML: đây là một ngôn ngữ lập trình cơ bản xây dựng lên cấu trúc sườn của page, nó như là gạch được xây dựng lên vậy. Bạn nên tập trung vào học những điều cơ bản như:
- Học những cái cơ bản và học viết semantic HTML
- Hiểu cách chia page thành các section và cách sắp xếp DOM hợp lý.
Thứ 2 là CSS: sau khi đã được xây gạch lên thì chúng ta phải tô hồ vào tường, và quét sơn. Css tạo cho website có các màu sắc, tạo điểm nhấn đối với người dùng. Từ bắt đầu đến thành thạo thì bạn nên tìm hiểu và học:
- Đầu tiên phải biết về syntax và phải quen với các CSS property.
- Học về box model và học cách chuẩn bị các layout bằng Grid vs Flexbox
- Sau khi đã xong, học cách làm responsive web bằng các media query.
Ngoài HTML, Css thì bạn cũng nên tìm hiểu và học Javascripts. Javascripts sẽ giúp website của bạn tương tác. Bạn nên bắt đầu tìm hiểu và học những thứ như:
- Học các cấu trúc cơ bản của javascripts
- Sau khi có kiến thức nền tảng về Css và HTML thì bạn nên học cách add thêm element, add hoặc remove các class, apply các style thuộc tính của CSS,… bằng JavaScript.
Đây là những ngôn ngữ bắt buộc bạn phải học cũng như thành thạo trên con đường trở thành một FrontEnd.
Web Developer Back – End và lộ trình học tập.

Frontend là thiết kế giao diện và tiện ích cho website thì Backend lại ngược lại. Backend tập trung xây dựng cấu trúc dữ liệu của trang web. Web developer Backend thì nên bắt đầu từ đâu.
Backend được đánh giá là khó hơn so với Frontend. Để làm việc với vị trí backend thì bạn phải biết về các ngôn ngữ lập trình như: Java, PHP, Ruby, Python cũng như các Framework để cung cấp cũng như xử lý các dữ liệu người dùng.
Xem thêm: Top ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất 2021.
Ngoài các ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay thì bạn còn phải học những thứ khác như:
Học thao tác và quản lý CSDL:
Dữ liệu là một phần cực kỳ quan trọng đối với website cũng như lập trình backend. có nhiều Hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, Oracle, SQL Server, MongoDB,… được sử dụng để quản lý dữ liệu website hiện nay. Mỗi lập trình viên backend phải có kiến thức tốt về cơ sở dữ liệu. Nhât là các dự án, website có khối lượng dữ liệu lớn và chưa thông tin cá nhân người dùng.
Người phục vụ
Nếu là một backend thì bạn cũng phải có kiến thức về Server. Một số web server phổ biến hiện nay như: Apache, Nginx, IIS, Microsoft, AWS
API (REST & SOAP)
Ngày nay API có vai trò quan trọng đối với website nhất là đối với lập trình backend. Đây là một đoạn code được gắn vào để có thể giao tiếp với các ứng dụng khác.
Đây giống như khi bạn đăng nhập vào gmail, google thì bạn sẽ được gợi ý các tài khoản có sẵn trên máy, nó chính là API.
Để học tốt lập trình Backend cũng như Frontend thì bạn nên xác định mình nên bắt đầu từ đâu học ngôn ngữ nào trước và sẽ đi theo lộ trình như thế nào. Khi tìm hiểu về kiến thức, các đặc điểm của nó. Bạn cần phải thực hành liên tục. Chỉ có thực hành bạn mới thực sự hiểu nó chẳng ai có thể nhìn mà có thể thuộc được cả một dãy code dài như vậy. Thực hành nhiều giúp bạn phát hiện những lỗi sai cơ bản, quen tay và ghi nhớ một cách nhanh chóng.
Sau khi thực hành bạn hãy tìm cho mình một công việc phù hợp để học hỏi thêm cũng như có kinh nghiệm sau này đi xin việc. Bạn có thể tìm các job freelancer ở các cộng đồng hay các website tuyển dụng.
[2021] Nên học Front – end hay Back – end?

Học web devloper hiện tại các trường đại học, trung tâm đều có lộ trình học rõ ràng và sẽ định hướng cụ thể cho học viên. Học phát triển web trực tuyến Back-end developers xây dựng các hệ thống cho phép các thiết kế của front-end developer hoạt động. Không có câu trả lời nào hoàn hảo cho câu hỏi này. Cái mình nói đây là lời khuyên dành cho bạn. Điều này sẽ dựa trên 2 tiêu chí là đam mê và mức lương. Tại sao bạn muốn trở thành một web developer. Theo phân tích ở phần trên thì bạn nghĩ mình nên chọn cái nào. Thực ra cái nào cũng làm ra tiền cả.
Nếu bạn có định hướng, đam mê từ đầu từ đó là một điều tuyệt vời. Nếu là một người bắt đầu học thì bạn nên theo đuổi cả 2 làm việc nhiều vào để xem bản thân rồi hãy theo đuổi nó.
Nếu bạn theo học ngành ngày vì mức lương thì không nên học cả 2 cái cùng lúc điều đó sẽ làm bạn mất thời gian. Theo như khảo sát của Vietnamworks năm 2019 thì mức lương trung bình của Frontend sẽ vào khoảng 16.000.000 đồng. Còn đối với một Backend thì mức lương khoảng 20.000.000 đồng trên 1 tháng. Bạn có thể thấy lập trình Fullstack có mức lương cao nhưng ko hơn nhiều so với backend.
Khi bạn đã giỏi và đi sâu hơn về backend thì mức lương có thể cao hơn Fullstack.
Một số công cụ mà hầu hết các Web Developer đang sử dụng.
Trình soạn thảo mã.
Trình soạn thảo code được coi là công cụ căn bản nhất của một lập trình viên, nó như là điều tối thiểu phải có giống như lúc bạn mới vào lớp 1 và học viết vậy. Nếu như lập trình IOS có Xcode, lập trình Android có Android Studio, lập trình .Net có Visual Studio thì lập trình Web cũng có các công cụ như: Sublime text, Netbean, Eclipse, Notepad++, … Bạn nên dành thời gian để luyện tập, khi gõ nhanh sẽ giúp bạn code nhanh hơn.
Trình quản lý gói và người chạy nhiệm vụ
Bạn cần phải có package manager, là công cụ để quản lý các thư viện, tự động hóa việc cài đặt và cập nhật giúp tiết kiệm thời gian, tránh phức tạp phiền phức. Đặc biệt là các dự án có khối lượng công việc lớn và phải làm việc teamwork nhiều. Đồng thời bạn cũng cần task runner để tự động hoá một số thao tác thường gặp trong quá trình làm việc. Bạn có thể dùng composer, bower, npm hay gulp trong quá trình làm viêc.
Bộ tiền xử lý CSS
CSS preprocessors giúp bạn viết code CSS nhanh hơn, thống nhất hơn với sự mở rộng như: hỗ trợ biến, hàm, compile và nén các tập tin CSS. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới năng suất làm việc của bạn, vì sự nhanh chóng này nên Css preprocessors là công công cụ mà mỗi dev nên sử dụng trong quá trình làm việc.
Có 2 CSS preprocessor phổ biến nhất hiện nay là less và sass, mình sử dụng sass, compiler cho nó thì có thể dùng CodeKit, Koala hay dùng compiler mặc định của less và sass cũng được.
Khung giao diện người dùng

Bạn vẫn có thể code hoàn toàn trang web của mình bằng Html, CSS. Nếu mới vào nghề thì đó là điều tốt giúp bạn có thêm kinh nghiệm. Nhưng nếu là một dev có kinh nghiệm thì nó rất mất thời gian. Trong khi bạn cần nhanh hơn để theo kịp tiến độ dự án của team.
Vì vậy bạn phải tạo ngay tư duy từ ban đầu là hoàn thành một sản phẩm tốt càng nhanh càng tốt. Vì chẳng team nào khi mọi người hoàn thành phải ngồi đợi mình bạn.. Sử dụng Frontend framework giúp bạn nhanh chóng tạo ra giao diện và làm việc nhóm hiệu quả hơn khi các thành viên trong nhóm cùng sử dụng Framework đó.
Với web, hiện nay các dev hay sử dụng Bootstrap vì nó rất phổ biến và được ưa chuộng vì sự tiện lợi. Ngoài ra có một framework khá nổi tiếng là Foundation 3 được nhiều lập trình viên đánh giá là khá tốt.
Khung phụ trợ
Tương tự như Frontend, Backend giúp bạn tối giản những công việc phải làm thường xuyên như thêm hay sửa/xóa dữ liệu bằng các framework. Công cụ này giúp cho bạn làm việc nhanh hơn, giảm lỗi phát sinh không cần thiết. Điều này cũng giống với FrontEnd framework giúp bạn làm việc nhanh hơn và tiết kiệm thời gian.
Thư viện Javascript
Có rất nhiều thư viện JavaScript bạn có thể sử dụng cho dự án của mình, phổ biến nhất là jQuery, Angular Js, React Js hoặc Vue.js. Mục đích cuối cùng cũng chỉ là tiết kiệm thời gian công sức, tham khảo các mã code được chia sẻ nhằm giúp dev tạo ra sản phẩm nhanh và hoàn thiện.
Google Analytics

Là một công cụ phân tích, đánh giá cả chỉ số về website hết sức tin cậy. Công cụ này được tạo ra là bắt buộc cần phải có đối với một trang web. Đây được xem là công cụ rất hiệu quả dành cho những Webmaster và những người làm SEO khi muốn thống kê những thông tin, chỉ số đánh giá về website của mình.
Nguồn ảnh và icon:
Có nhiều website mà khi làm web bạn nên tìm hiểu và sử dụng. Nó sẽ cung cấp cho bạn những hình ảnh chất lượng cao, cũng như là có thêm nhiều ý tưởng. Các website cung cấp ảnh phổ biến như: Pinterest, Freepik, Pixel … Còn đối với icon thì bạn có thể tham khảo: Run, Flaticion. Ở đây có vô vàn icon từ miễn phí đến trả phí mà các dev nên tham khảo và sử dụng.
Theo dõi lỗi.
Bugsnag chính là công cụ tuyệt vời cho bạn quản lý lỗi, lập trình viên sẽ nhận được email đầy đủ thông tin, thuận tiện cho việc sửa lỗi hiệu quả.
Trở thành Web Developer tại CodeGym.

Đối tượng học.
Bạn là người đã đi làm mong muốn được chuyển nghề nhưng lại không muốn học đại học vì mất thời gian. Bạn là người chưa biết gì về lập trình không biết có phù hợp với bản thân cũng như là không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều người học 4 năm đại học nhưng ra trường vẫn không biết gì, và thất nghiệp.
Quá trình học.
Đối với những bạn chưa biết gì về lập trình thì khóa học được thiết kế và biên tập theo 1 lộ trình. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như gõ bàn phím, cài đặt phần mềm cũng như là tìm kiếm thông tin ra sao. Lộ trình học được cá nhân hóa bám sát theo lộ trình, năng lực của từng cá nhân. Ai ở những cấp độ nào cũng có thể học được hiểu và biết cách làm và càng ngày tiến bộ hơn. Tài liệu của học viên sẽ được cung cấp bằng tiếng việt. Điều này làm cho học viên dễ dàng tìm kiếm, tra cứu thông tin kiến thức một cách dễ dàng.
Đối với người đã biết lập trình CodeGym sẽ giúp bạn đi nhanh về các kiến thức cơ bản dựa trên nền tảng của bạn. Và sau đó sẽ đi theo lộ trình học với các công nghệ hiện đại như Clean Code, Refactoring, Design Pattern, TDD, Docker… Ngoài kiến thức về lập trình học viên được trang bị thêm kỹ năng làm việc. Điều này sẽ giúp bạn làm việc ở doanh nghiệp sẽ hòa nhập nhanh chóng và có thể phát triển nhanh hơn.
Mô hình lớp học khác với đại học. Bạn sẽ được kèm học 1-1 giải đáp thắc mắc các thắc mắc trong quá trình học. Với thời gian đào tạo ngắn chỉ trong 4-6 tháng bạn chắc chắn sẽ có đủ kiến thức để làm việc ở các doanh nghiệp.
Tại sao bạn nên chọn CodeGym.

CodeGym là trung tâm dạy nghề ngắn hạn với các khóa học về lập trình phù hợp cho người đi làm, người chưa có kinh nghiệm cũng như là đã biết về lập trình. Với đội ngũ giảng viên trẻ trung, năng động đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm làm việc trong ngành.
Được đào tạo theo mô hình Coding bootcamp đầu tiên tại Việt Nam. Lộ trình cũng như định hướng đúng đắn cho học viên.
Với thời gian học ngắn chỉ kéo dài từ 5-6 tháng với mức học phí hợp lý. Vừa tiết kiệm thời gian và tiền bạc so với đại học. Học viên đã có đủ kiến thức để tự tin làm việc tại các doanh nghiệp. CodeGym đã có hơn 3000 học viên tốt nghiệp và 100% có việc làm sau khi tốt nghiệp. Các học viên làm việc tại các tập đoàn, tổ chức doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Lời kết
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc về lập trình web, vai trò của lập trình web. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Backend cũng như Frontend trong lập trình web. Nên học Front End hay backend mình cũng đã cho bạn cái nhìn ở 2 khía cạnh khác nhau. Hy vọng bạn có thể đưa ra cho mình lựa chọn phù hợp và có lộ trình học tập đúng đắn.
Bạn có thể tham khảo thêm: Học lập trình website – Bạn muốn học chưa biết bắt đầu từ đâu?
Top những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất 2021