Tất tần tật về học lập trình cho người mới bắt đầu

 Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tất tần tật những gì khái quát nhất, liên quan đến: “Học lập trình cho người mới bắt đầu”. Học lập trình bắt đầu từ đâu? Nên học những gì để có đủ kỹ năng làm việc? Hãy tham khảo quy trình học cho người mới bắt đầu dưới đây nhé!

Lập trình và ứng dụng của lập trình trong cuộc sống

 Trong thời kỳ 4.0 ngày nay, sự ra đời của máy móc không thể thiếu sự có mặt của ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ lập trình là hệ thống các quy tắc  mà cả con người và các thiết bị đó đều hiểu được, để người lập trình viết ra phần mềm hay các hướng dẫn sao cho máy tính hiểu và thực hiện được. Chúng được sử dụng trong lập trình máy tính để thực hiện các thuật toán. Ngôn ngữ lập trình khác với ngôn ngữ tự nhiên ở điểm ngôn ngữ tự nhiên là để giao tiếp truyền đặt giữa con người với con người. Còn ngôn ngữ lập trình bao gồm các lệnh cho máy tính. 

Lập trình và ứng dụng của lập trình trong cuộc sống

 Ngôn ngữ lập trình có ứng dụng rất lớn trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là các ngành khoa học và thực tế cuộc sống như lập trình ứng dụng thiết bị di động Android, iOS, giúp tạo ra các ứng dụng với các tính năng và công dụng phù hợp phục vụ nhu cầu người dùng. Muốn tạo ra những thiết kế website bán hàng, website tin tức thì cần phải nhờ đến ngôn ngữ lập trình để thiết kế website.

 Ngày nay, chúng ta không hề khó để bắt gặp sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo trong các sản phẩm công nghệ. Chúng giúp cuộc sống trở nên thoải mái và tiện lợi hơn. Và sự ra đời của chúng cũng không thể nào thiếu được ngôn ngữ lập trình.

Nghề lập trình là gì? 

 Lập trình chính là công việc tạo ra các chương trình, ứng dụng thực thi trên máy tính, thiết bị nhằm phục vụ cho người dùng, chẳng hạn như: hệ điều hành Window, bộ ứng dụng Microsoft Office, phần mềm photoshop, các ứng dụng game, website mua bán… Nhờ lập trình ứng dụng máy tính, con người có thể dễ dàng làm việc hơn, tiết kiệm thời gian, tận hưởng niềm vui giải trí và nâng cao tiện ích cuộc sống. 

Nghề lập trình là gì? 

 Những người làm nghề lập trình được gọi là lập trình viên. Lập trình viên – Developer được biết đến như là những kỹ sư phần mềm sử dụng các ngôn ngữ lập trình khác nhau để thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính. Công việc của lập trình viên có thể được phân chia thành các vị trí khác nhau như: lập trình web, lập trình hệ thống, lập trình database, lập trình game, lập trình mobile,…

  • Các nhiệm vụ của một lập trình viên cần làm đó là:
  • Xây dựng mới một ứng dụng
  • Nâng cấp và sửa chữa các ứng dụng có sẵn
  • Xây dựng các chức năng xử lý
  • Nghiên cứu và phát triển công nghệ mới

Người mới học lập trình nên bắt đầu từ đâu?

 “Học lập trình bắt đầu từ đâu?” đây là câu hỏi mà nhiều bạn theo học ngành Công nghệ thông tin muốn tìm hiểu nhất. Có thể nhiều bạn sẽ nghĩ rằng thứ đầu tiên các bạn học sẽ là ngôn ngữ lập trình. Nhưng sự thật thứ mà bạn cần đầu tiên để có thể học lập trình đó là xác định được lĩnh vực mà bạn muốn học.     Do công việc lập trình là một hệ thống công việc cực kỳ lớn, trong đó bao gồm nhiều lĩnh vực lớn, nhỏ khác nhau. Vì vậy, việc xác định lĩnh vực bạn muốn học sẽ giúp bạn lên kế hoạch học tập một cách tốt nhất và học tập sẽ hiệu quả hơn. 

Người mới học lập trình nên bắt đầu từ đâu?

 Dưới đây là một số lĩnh vực lập trình khá là phổ biến hiện nay bạn có thể lựa chọn để học:

Lập trình ứng dụng web

  Lập trình ứng dụng web (Web application) là những chương trình, ứng dụng máy tính được chạy và sử dụng trên các trình duyệt web thông qua kết nối Internet nhằm thực hiện một số chức năng nhất định phục vụ người dùng.

 Ứng dụng web chính là một phần mềm ứng dụng nền tảng web để chạy các phần mềm theo mong muốn và nhu cầu của người sử dụng. Thông qua ứng dụng web người dùng có thể thực hiện được một số công việc như chia sẻ hình ảnh, mua sắm,…. Các web application thường được viết bằng những ngôn ngữ lập trình để hiển thị trên các trình duyệt web. 

Lập trình ứng dụng web
Ứng dụng web – phần mềm ứng dụng nền tảng web

 Dưới đây là một số ngôn ngữ lập trình khá phù hợp cho ứng dụng Web:

  • JavaScript: mã lệnh JavaScript tồn tại hầu như trên tất cả mọi website 
  • PHP: được coi là ngôn ngữ được thiết kế đặc biệt để phù hợp cho việc viết ứng dụng Web
  • Java: là một ngôn ngữ được sử dụng trong phổ rộng, trong mắt các nhà phát triển, Java luôn được coi là một “ngôn ngữ lập trình Internet”
  • Python: hầu như những mới vào nghề ít biết rằng mặc dù được nhắc nhiều tới khi nói về Big data và Khoa học dữ liệu, nhưng trong thực tế với bản chất là một ngôn ngữ lập trình cấp cao, súc tích, ngắn gọn, Python cũng được xem là một ngôn ngữ phổ biến để lập trình ứng dụng Web

Lập trình ứng dụng di động 

Khác với lập trình ứng dụng web, lập trình ứng dụng di động là sử dụng các ngôn ngữ lập trình xây dựng và phát triển một phần mềm nào đó để gia tăng tới mức tốt nhất tiện ích cho thiết bị di động mà người dùng đang dùng.  Lập trình ứng dụng di động chủ yếu cung cấp các tiện ích cho di động trên các hệ điều đành iOS, Android, Windows…Trong đó, có những ứng dụng phổ biến như chat, game, từ điển, đọc truyện, tổng hợp thông tin chứng khoán, giá vàng, hay truy cập mạng xã hội, ứng dụng cho doanh nghiệp. 

Lập trình ứng dụng di động 

 Các ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lĩnh vực này tùy thuộc vào thiết kế của app Android hay IOS, thường thiết kế app Android sử dụng ngôn ngữ lập trình Java và Kotlin còn về phía IOS thì sử dụng ngôn ngữ lập trình Swift và  Objective-C

Kiểm thử phần mềm

Testing, hay còn gọi là kiểm thử phần mềm, là một công việc vô cùng quan trọng trong chu kỳ phát triển phần mềm. Testing là quá trình thực thi 1 chương trình với mục đích tìm ra lỗi nhằm đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng chính xác, đầy đủ và đúng theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của sản phẩm đề đã đặt ra. Bên cạnh đó, kiểm thử phần mềm cũng cung cấp mục tiêu, cái nhìn độc lập về phần mềm, điều này cho phép việc đánh giá và hiểu rõ các rủi ro khi thực thi phần mềm. 

Kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm tạo điều kiện cho bạn tận dụng tối đa tư duy đánh giá và sáng tạo để bạn có thể phát hiện ra những điểm mà người khác chưa nhìn thấy.

Khi trở thành một người kiểm thử phần mềm bạn sẽ cần làm những công việc hằng ngày như:

  • Nhận yêu cầu của khách hàng và phân tích yêu cầu
  • Lập kế hoạch kiểm thử
  • Thiết kế Test Case
  • Tiến hành các Test Case
  • Báo cáo lỗi, báo cáo kết quả kiểm thử

 Chuyên viên ứng dụng, hệ thống thông tin 

 Chuyên viên ứng dụng, hệ thống thông tin 

Hệ thống thông tin là một tập hợp nhiều yếu tố có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể. Các yếu tố này vô cùng đa dạng, tạo nên khối dữ liệu khổng lồ và cấu thành từng lĩnh vực hệ thống thông tin nhất định.

Các thành phần của một hệ thống thông tin nói chung có thể là phần tử vật chất như máy móc, thiết bị, lực lượng nhân sự, các phòng ban… Đồng thời, hệ thống thông tin cũng bao gồm các phần tử phi vật chất như lượng dữ liệu (data), các quy tắc xử lý, thủ tục, quy trình thu thập thông tin…

Chuyên gia Big Data 

Big Data là các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức tạp. Độ lớn đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Big data và phân tích có thể được áp dụng trong nhiều vấn đề kinh doanh và nhiều trường hợp sử dụng khác nhau. 

Chuyên gia Big Data 

Dữ liệu lớn (Big Data) trên thực tế đang được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, tạo những chuyển biến ấn tượng, giúp tăng hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp có thể kể đến các ngành như: Ngân hàng, Y tế, Thương mại điện tử,… Đây là lĩnh vực đang rất “hút” nhân sự vì dữ liệu lưu trữ càng ngày càng lớn.

Lập trình IOT

IOT, viết tắt của Internet of Things, nghĩa là Internet vạn vật, một hệ thống các thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan với nhau và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính. 

Lập trình IOT

  Một hệ thống IOT sẽ bao gồm 4 thành phần chính bao gồm: Thiết bị (Things), trạm kết nối (Gateways), hạ tầng mạng (Network and Cloud), bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers).

  IOT giúp cuộc sống thông minh hơn, tiện lợi và kết nối tốt hơn. Hệ thống Internet kết nối vạn vật này cung cấp cho các doanh nghiệp cái nhìn chi tiết về mọi thứ từ thời gian, hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.

Machine Learning

Machine learning (ML) hay máy học là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI), nó là một lĩnh vực nghiên cứu cho phép máy tính có khả năng cải thiện chính bản thân chúng dựa trên dữ liệu mẫu (training data) hoặc dựa vào kinh nghiệm (những gì đã được học). Machine learning có thể tự dự đoán hoặc đưa ra quyết định mà không cần được lập trình cụ thể. 

Machine Learning

Có rất nhiều cách phân loại machine learning, thông thường thì machine learning sẽ được phân làm hai loại chính sau:

  • Supervised learning: học có giám sát
  • Unsupervised learning: học không giám sát

Machine learning được ứng dụng cực kỳ nhiều trong đời sống hiện nay trong mọi lĩnh vực như: Tài chính ngân hàng, tự động hóa, sinh học, nông nghiệp,… Ngoài ra còn rất rất nhiều lĩnh vực mà machine learning có thể được áp dụng, machine learning tỏ ra cực kỳ hiệu quả, hơn hẳn con người trong cụ thể các lĩnh vực mà chúng được áp dụng.

Học lập trình cơ bản từ số 0 với các ngôn ngữ

Tùy thuộc theo nhu cầu của chính bản thân bạn, có một số ngôn ngữ lập trình mà người mới có thể học. Thậm chí có thể học chuyên sâu vào những ngôn ngữ đó. Dưới đây là những ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay mà người mới bắt đầu học về lập trình có thể học. Nó khá đơn giản, không phải là quá khó. 

Java 

Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và dựa trên các lớp được phát triển bởi Sun Microsystems và phát hành vào năm 1995. Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì biên dịch mã nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi. 

Java

Cùng với những tính năng cao và được đơn giản hóa Java có thể chạy trên tất cả các nền tảng, kể cả việc hoạt động ở nhiều hệ điều hành khác nhau. Hay nói một cách ngắn gọn nhất cho dễ hiểu thì Java chính là ngôn ngữ lập trình có thể “viết một lần, chạy mọi nơi” 

Java được hỗ trợ trên rất nhiều thiết bị, có thể thực thi trên nhiều dòng máy và cũng là ngôn ngữ được phần lớn nhiều lập trình viên chọn lựa để theo đuổi phát triển.

PHP

PHP (Hypertext Preprocessor) thường được viết tắt thành PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. 

PHP là ngôn ngữ script được tạo cho các giao tiếp phía server. Do đó, nó có thể xử lý các chức năng phía server như thu thập dữ liệu biểu mẫu, quản lý file trên server, sửa đổi cơ sở dữ liệu và nhiều hơn nữa. PHP chủ yếu được sử dụng để tạo nội dung động trên trang web. 

PHP

Nó được phổ biến rộng rãi do tính chất nguồn mở và chức năng linh hoạt và đủ đơn giản cho những người mới sử dụng rất thích hợp cho những bạn bắt đầu học lập trình. Ngoài ra, chúng còn có các tính năng nâng cao dành cho các lập trình viên chuyên nghiệp 

Hiện tại, các lập trình viên Facebook vẫn đang sử dụng ngôn ngữ PHP để phát triển nền tảng của mình. Ngoài ra, WordPress – nền tảng blog lớn nhất thế giới, hiện tại đang được sử dụng vô cùng phổ biến để phát triển các kênh giao tiếp và thương mại điện tử – cũng được viết bằng PHP. Tương tự, các ông lớn khác như Wikipedia, MailChimp…đều sử dụng PHP làm ngôn ngữ chủ yếu để phát triển các ứng dụng của mình.

Python 

Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, cấp cao, mạnh mẽ, được tạo ra bởi Guido van Rossum. Nó dễ dàng để tìm hiểu và đang nổi lên như một trong những ngôn ngữ lập trình nhập môn tốt nhất cho người lần đầu tiếp xúc với ngôn ngữ lập trình. 

Cú pháp lệnh của Python là điểm cộng vô cùng lớn vì sự rõ ràng, dễ hiểu và cách gõ linh động làm cho nó nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lý tưởng để viết script và phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các nền tảng. 

Python là mã nguồn mở, bạn không những có thể sử dụng các phần mềm, chương trình được viết trong Python mà còn có thể thay đổi mã nguồn của nó. Python có một cộng đồng rộng lớn, không ngừng cải thiện nó mỗi lần cập nhật. Các chương trình Python có thể di chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác và chạy nó mà không có bất kỳ thay đổi nào. 

Python

Dưới đây là những lý do mà Python phù hợp với những bạn mới làm quen với lập trình:

   Cú pháp đơn giản: Lập trình bằng Python rất thú vị. Nó dễ dàng để hiểu và code bằng Python.

   Không quá khắt khe: Bạn không cần xác định kiểu của một biến trong Python, không cần thêm dấu chấm phẩy vào cuối câu lệnh. Điều nhỏ nhặt này giúp cho việc học Python dễ dàng với người mới hơn rất nhiều. 

    Viết code ít hơn: Python cho phép viết những chương trình có nhiều chức năng tốt hơn với ít dòng code hơn.

    Cộng đồng lớn, hỗ trợ tốt: Python có một cộng đồng hỗ trợ rộng lớn, có nhiều diễn đàn hoạt động trực tuyến giúp bạn khi bị mắc kẹt với vấn đề nào đó

C# và C++ 

C++ là ngôn ngữ được phát triển như một phần mở rộng của ngôn ngữ lập trình C. C++ được xem là một ngôn ngữ lập trình cấp trung bình, vì chúng được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình C căn bản.

C# (hay còn gọi là C Sharp) là một ngôn ngữ lập trình object-oriented cấp cao được xem như là một phần mở rộng của C.C# biên dịch thành mã byte (byte-code), nghĩa là nó thực hiện trên một máy tính ảo để dịch thành mã máy (machine code) một cách nhanh chóng.

Nếu C++ là ngôn ngữ object-oriented, thì C# được coi là ngôn ngữ lập trình component-oriented. Hướng thành phần sử dụng các mô-đun mã có thể trao đổi tự hoạt động. Và bạn không cần biết hoạt động bên trong để sử dụng chúng. 

C# và C++ 

C và C++ là hai ngôn ngữ lập trình khá quen thuộc với hầu hết các sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin. Bởi, hai ngôn ngữ này thường được đưa vào chương trình giảng dạy ngay từ những năm đào tạo đầu tiên. C/C++ được coi là nền tảng của khoa học máy tính và lập trình.

Nếu bạn là một người có đam mê về những trò chơi thì tin vui cho bạn rằng cả C# và C++ đều có thể được sử dụng để tạo trò chơi. Tuy nhiên, C++ có phần cứng kiểm soát tốt hơn trên PC hoặc máy chủ. Do đó, nó thường là một ngôn ngữ phù hợp hơn để phát triển trò chơi, ngay cả những người có kỹ năng lập trình trung bình cũng có thể bắt đầu tạo các ứng dụng chơi game giải trí. 

Một số kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu 

Nhiều bạn trẻ khi bắt đầu tìm hiểu về việc học lập trình thường tự đặt câu hỏi: Học lập trình bắt đầu từ đâu? Và học như thế nào cho hiệu quả nhất? Tuy nhiên, lập trình chắc chắn không phải việc có thể thành thạo chỉ trong một sớm một chiều, nhưng nó cũng không phải là quá khó khăn nếu bạn có cho mình phương pháp học và thực hành hiệu quả.

Nhanh mà không vội: 

   Có một số người đã biết trước vài kinh nghiệm về lập trình, trong những tuần đầu học, họ nắm bắt kiến thức rất nhanh. Nhưng càng về sau, họ lại dần bị tụt lại. Vì sao lại như vậy?

Câu trả lời được đưa ra ở đây đó là vì họ đã đi quá nhanh. Họ tưởng rằng mình đã biết tất cả nhưng trên thực tế họ lại ít khi thực hiện công việc lập trình. Một vài kiến thức nâng cao họ biết là chưa đủ để nắm được các nguyên tắc cơ bản. 

Nhanh mà không vội

Chúng ta cần có một nền tảng tốt trước khi bắt đầu học lập trình hay bất kể thứ gì khác, . Bên cạnh đó, chúng ta hãy chăm chỉ luyện tập thực hành các bài tập lập trình. Trong quá trình luyện tập, bạn sẽ hiểu được những vấn đề cơ bản mà các lập trình viên thường mắc phải. Từ đó sẽ hình thành được thói quen tốt để giải quyết các vấn đề. Và một điều quan trọng, đừng bao giờ bỏ dở tiến trình luyện tập của mình. 

Không hài lòng với “copy & paste” code

    Khi học tiếng Anh, để ghi nhớ một từ vựng mới, ta thường hay viết đi viết lại chúng. Code cũng vậy! Để thực sự thành thạo chúng, hãy tự gõ. Mỗi lần gõ ra dòng code là một lần bạn ghi nhớ. Đừng tiện tay copy và paste. Điều này vô hình chung sẽ trở thành một thói quen xấu, cản trở việc học sau này của bạn. Đây có thể được xem là kinh nghiệm xương máu khi học lập trình cho người mới bắt đầu 

Không hài lòng với "copy & paste" code

“Học đi đôi với hành”

Khi bạn xem những blog, video hướng dẫn học code trên mạng không nên chỉ mở chúng ta xem một cách máy móc và thụ động. Vì sau khi tắt máy tính đi, những kiến thức đó đọng lại trong bạn được bao nhiêu? Bạn có thể ngay lập tức thực hiện lại được chứ? Cách hiệu quả nhất để nắm kiến thức nhanh chóng và hiệu quả đó là vừa xem vừa thực hành sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều và bạn có thể ghi nhớ nó một cách nhanh hơn 

Tự làm lại

Cũng như “ học đi đôi với hành” vậy. Sau khi bạn xem video rồi, làm theo rồi, hiểu cách rồi. Hãy tắt video đi và tự làm lại từ đầu theo cách hiểu của mình. Sau đó tự sửa lỗi, tìm lỗi sai, khắc phục,… nếu bế tắc thì mới xem lại video. Nếu bạn đã đào sâu suy nghĩ mà vẫn chưa ra cách, đến khi xem lại bạn sẽ nhớ lâu hơn rất nhiều. 

Học từ nhiều nguồn

“Các điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta không biết là cả một đại dương”, để khám phá được đại dương đó ta phải biết tìm tòi, học hỏi thật nhiều. Kiến thức trên trường lớp thôi là chưa đủ để bạn có được những kiến thức sâu rộng. Việc cần làm là tìm hiểu, học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau vì không có sách nào, nguồn nào tổng hợp được tất cả. Học và tìm hiểu mỗi nơi một chút đó là cách bạn thu thập kiến thức nhanh nhất. Nhưng đồng thời, bạn cũng nên biết cách chọn lọc và tổng hợp kiến thức sao cho tối ưu. Như vậy, bạn mới tiếp thu kiến thức một cách khách quan, giúp con đường trở thành lập trình viên của bạn sáng sủa hơn. 

Học từ nhiều nguồn

Tự thử thách bản thân

Bằng cách tự tạo ra thách thức cho bản thân, bạn sẽ mau chóng tiến bộ hơn. Đây là cách mà các lập trình viên giỏi thường áp dụng. Ví dụ bạn xem một video hướng dẫn về cách gửi mail bằng PHP, trong video có chỉ ra cách để gửi mail nhưng không gửi file đính kèm. Bạn hãy cho đấy là ‘bài tập’ và tự tìm cách khắc phục. 

Lời kết

 Bài viết trên Laptrinhvui đã chia sẻ đến bạn tất tần tật về học lập trình cho người mới bắt đầu để bạn có thể tham khảo mình cần làm gì khi muốn bắt đầu làm quen với lập trình và hướng đi cho mình trong tương lai.

Xem thêm:

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Developed by Tiepthitute