Công nghệ thông tin là một ngành cực kỳ hot trong cách mạng 4.0. Đây là một trong những ngành được dự báo là cần một lượng lớn nhân lực. Bạn đã thực sự hiểu rõ về công nghệ thông tin. Học công nghệ thông tin thì chọn trường nào tốt nhất Hà Nội.
Tổng quan về ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin – Ngành học tiềm năng đang được đánh giá cao ở hiện tại và nhiều năm tới. Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin. Đồng thời, đây cũng là ngành học nghiên cứu phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc lưu trữ, sử dụng và trao đổi dữ liệu dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin. Và các trường Đại học khác đã đưa vào đào tạo ngành học này. Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật.
Hiện nay nước ta đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với lĩnh vực chủ đạo là Công nghệ thông tin. Điều đó dễ lý giả tạo sao IT hiện đang là ngành hot và được săn đón nhất trên thị trường.
Đào tạo công nghệ thông tin.

Học công nghệ thông tin là gì?
Dân trong nghề công nghệ thông tin hay đùa nhau là học 4 năm mà không biết cài Win không biết hack Facebook. Không phải ai học công nghệ thông tin cũng biết cài Win hay hack Facebook. Nếu bạn là người không phải trong nghề thì đôi khi chẳng hiểu là gì.
Bản chất của win với cả hack nó cũng là 2 mảng của ngành công nghệ thông tin. Ở Việt Nam hiện tại công nghệ thông tin được chia làm 5 chuyên ngành chính.
Khoa học máy tính: Là ngành nghiên cứu về hệ thống tính toán, làm việc của máy tính. Từ đó nâng cao hiệu quả làm việc nâng cao hiệu suất và xây dựng công nghệ mới. Thực tế học ngành này bạn có thể xây dựng các phần mềm trí tuệ nhân tạo.
Kỹ thuật máy tính: Đây là ngành kết hợp giữa kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin. Nếu bạn hay theo dõi chương trình Robocon ngày xưa được tổ chức thì chính là ngành học này đấy.
Hệ thống thông tin: Là ngành học chuyên về phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông nhằm tạo và quản lý dữ liệu của doanh nghiệp. Một số vị trí mà bạn có thể làm việc sau khi học ngành này. Quản lý mạng, xây dựng quản lý hệ thống vận hành của doanh nghiệp hoặc là một lập trình viên.
Mạng máy tính: Nếu nhìn qua thì bạn cũng có thể đoán qua ngành học này là làm gì rồi chứ. Đây là ngành học xây dựng hệ thống quản lý mạng từ nội bộ đến việc kết nối toàn cầu. Một số vị trí làm việc của chuyên ngành này như: quản trị mạng, thiết kế hệ thống mạng hay là một chuyên viên phát triển phần mềm mạng.
Kỹ thuật phần mềm: nếu bạn muốn trở thành một người “cài Win dạo” thì đây là chuyên ngành phù hợp đấy. Sau khi học ngành này bạn sẽ trở thành một kỹ sư phần mềm có thể thiết kế ra những ứng dụng website hay là một tựa game.
Vậy ngành công nghệ thông tin thì học khối nào? Hiện tại thì các trường đại học tuyến sinh theo điểm thi trung học phổ thông quốc gia. Các trường hiện tại đang xét tuyển theo khối A và D với tổ hợp các môn như A0 (Toán – Lý – Hóa), A1 (Toán – Lý – Anh), D1 (Toán – Văn – Anh).
Công nghệ thông tin chất lượng cao là gì?
Công nghệ thông tin chất lượng cao là một chương trình đào tạo theo quy trình chất lượng hơn, tiên tiến hơn. Các trường đại học hiện nay cũng phân chia ngành học này theo 2 chương trình đào tạo. Đại trà và chất lượng cao.
Đại trà là mức độ cơ bản theo giáo trình đã biên soạn và được giảng dạy lâu nay. Đối với chương trình chất lượng cao thì lại đi theo những giao trình nước ngoài, thay đổi cách thức dạy học. Nó cũng như toán học thời cấp 3 của bạn cơ bản và nâng cao. Nhưng đổi lại là chương trình chất lượng cao học phí cao hơn nhiều so với đào tạo đại trà.
Nền tảng học công nghệ thông tin là gì?
Để học tốt một thứ gì đó thì bắt buộc bạn phải tìm hiểu nó từ những cái cơ bản cái gốc rễ hình thành lên điều đó. Nền tảng công nghệ thông tin bao gồm phần mềm và phần cứng. Ngoài ra thì còn có hệ thống lưu trữ, tính và toán và hệ thống bảo mật. Gọi là phần mềm vì nó mềm, không nó là tập tin có mối liên hệ với nhau, xử lý và điều khiển hệ thống của máy tính. Còn phần cứng là những phần như màn hình, điện tử, bo mạch hay CPU trong máy tính.
Một số nền tảng công nghệ thông tin thường gặp như:
IOT ( Internet of things): đây là xu hướng công nghệ được rất nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu và phát triển.

Một số ứng dụng của IOT như:
- Giúp kết nối các phần cứng với nhau, chẳng hạn như thiết bị và cảm biến.
- Giúp xử lý các giao thiệp truyền thông của các phần cứng, phần mềm khác nhau.
- Cung cấp bảo mật, xác thực thông tin thiết bị và người dùng.
- Giúp thu thập dữ liệu, trực quan hóa và phân tích một cách khoa học
- Tích hợp các chức năng với các hệ thống kinh doanh, dịch vụ web khác.
Blockchain platform: giúp giao dịch một cách nhanh chóng nhưng không thay đổi dữ liệu người dùng, luôn đảm bảo sự minh bạch khi trà soát giao dịch.
Digital Manufacturing platform: Triển khai trên nền tảng này liên quan đến những việc như thu thập và lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu này sẽ mô tả sản phẩm mà bạn sẽ sản xuất ra.
Digital Manufacturing là nền tảng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ như:
- Hệ thống giám sát quy trình sản xuất mà không cần đi tới nơi sản xuất
- Kỹ thuật ứng dụng dùng trong sản xuất
- Hệ thống kiểm soát sản xuất như tưới tiêu hay các hoạt động khác
- Phân tích dữ liệu, tự động hóa máy móc
- Mô phỏng quy trình sản xuất
- Lập kế hoạch sản xuất, bảo trì tự động,…
Trí tuệ nhân tạo – AI platform:

Bạn biết mấy con robot biết nói ở Nhật Bản chứ. Đó là ứng dụng của nền tảng trí tuệ nhân tạo AI. Bạn sẽ lập trình sẵn nhưng thao tác cho người máy và có thể thay thế con người làm việc
Customer Data platform: Là nền tảng thu thập dữ liệu của khách hàng, dữ liệu này cực kỳ lớn và có thể truy cập được vào các hệ thống khác.
Công nghệ thông tin đào tạo theo cơ chế đặc thù là gì?
Là những trường đủ điều kiện để đào tạo ngành công nghệ thông tin sẽ được đưa vào giảng dạy và cấp bằng đại học chính quy. Đào tạo công nghệ thông tin theo cơ chế này được đào tạo phát triển từ cơ chế đào tạo đại trà. Sinh viên được học lý thuyết song song với thực hành. Nhưng chủ yếu là thực hành và thực tập tại doanh nghiệp. Một số chuyên ngành được đưa vào đào tạo theo cơ chế đặc thù như:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
- Kỹ thuật phần mềm
- Hệ thống thông tin
Hiện thì có nhiều trường đại học đang đào tạo công nghệ thông tin theo cơ chế đặc thù như:
- Đại học Huế
- Đại học Thương Mại
- Đại học Tài Chính
- Đại học Đại Nam
- Đại học Hòa Bình
Vậy học công nghệ thông tin theo cơ chế đặc thù có những lợi ích gì?
Chương trình học chủ yếu là thực hành nên từ năm nhất sinh viên đã có thể tiếp cận với môi trường doanh nghiệp. Các trường đại học có phối hợp, hợp tác với các doanh nghiệp để cung cấp nhân lực cho họ. Nên cơ hội việc làm sẽ là rất cao. Sinh viên có thể đi ngay từ khi còn đang đi học.
Vậy ở Hà Nội thì học trường nào chất lượng đào tạo tốt ?
Top 6 trường đại học đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất tại Hà Nội.
Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đại học Bách Khoa Hà Nội ngôi trường được mệnh danh là vườn chuối lớn nhất Vịnh Bắc Bộ. Đây là ngôi trường đào tạo kỹ thuật đa ngành hàng đầu Việt Nam. Là thành viên hiệp hội trường đại học kỹ thuật hàng đầu Châu Á. Đây là ngôi trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam.
Hust là trường được đào tạo theo hệ đại học chính quy. Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin của trường năm 2020 dao động từ 22 đến 28 điểm tùy thuộc vào chương trình đào tạo. Như ngành công nghệ thông tin (Global ICT) điểm chuẩn lên
Địa chỉ: 1 Đại Cồ Việt, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đại Học FPT
Nghe đến FPT thì chắc hẳn ai cũng nghĩ tới đây là ngôi trường của con nhà giàu. Học phí ở FPT thuộc top trường có học phí cao nhất Việt Nam rơi vào khoảng 27 triệu một học kỳ chưa tính tiền tiếng anh. Nhưng đổi lại là cơ sở vật chất xịn sò cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc tế. Môi trường học thì cực kỳ năng động.
Là trường tư thuộc tập đoàn FPT, trường có hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nên tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp lên đến 96%. Đại học FPT hiện tại chỉ xét tuyển bằng học bạ. Nếu gia đình bạn có tài chính vững thì FPT là một ngôi trường cực kỳ phù hợp.
Địa chỉ: khu công nghệ cao Hòa Lạc – Km29, ĐCT08, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội
Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Lê Quý Đôn)
Đây là ngôi trường được lãnh đạo bởi bộ quốc phòng. Là trường đại học kỹ thuật đa ngành đa lĩnh vực. Học viện Kỹ Thuật Quân Sự là trường đào tạo trọng điểm của quốc gia. Đây là ngôi trường đào tạo thuộc hệ quân sự nên chỉ tiêu tuyển sinh khá là cao. Điểm đầu vào dao động từ 24 -28 điểm. Chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của trường khá thấp không chỉ về điểm mà còn về ngoại hình và thể chất.
Địa chỉ: 236 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đại học Công Nghệ (UET) – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Được thành lập năm 2004 là thành viên của trường đại học Quốc Gia Hà Nội. Cùng là thành viên như Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Kinh Tế,…Được đào tạo theo hệ đại học chính quy. Trường có thế mạnh đào tạo về các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật điện tử, robot và các ngành về điều khiển tự động hóa. Là một trong những trường đào tạo công nghệ thông tin thuộc top đầu cả nước.
Điểm chuẩn của trường năm 2020 khá cao 28,1 điêm đối với ngành công nghệ thông tin.
Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Được thành lập năm 2009 là ngôi trường công lập hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Pháp. Tuy còn non trẻ nhưng là một trong những ngôi trường đào tạo hàng đầu về ngành công nghệ thông tin của cả nước. Điểm đầu vào của trường năm 2020 đối với ngành công nghệ thông tin là 24,75 điểm với tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, D07. Do được đào tạo theo mô hình học tập hiện đại bologna nên học phí khá cao rơi vào khoảng 47 triệu 1 năm học. 1 năm trường sẽ có 2 kỳ học.
Địa chỉ: Tòa nhà A21, Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Đây là ngôi trường đứng thứ 5 về đào tạo đại học và sau đại học về ngành công nghệ thông tin. Và xếp thứ 15 về trường đại học hàng đầu Việt Nam. Nên nếu bạn đam mê thì đây là một lựa chọn cực kỳ hợp lý. Trong năm 2020 thì điểm sàn vào của trường là 20 điểm xét tuyển với các bộ môn A00, A01. Đối với ngành công nghệ thông tin và điểm sàn của ngành này khá cao với 26,65 điểm.
Địa chỉ: 122 Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Cầu Giấy, Hà Nội.
Công nghệ thông tin là ngành cần nhiều nhân lực nên có rất nhiều nguyện vọng đăng ký. Điểm chuẩn của các trường thường rơi vào khoảng 22 đến 27 điểm. Ngoài 6 trường trên thì cũng có khá nhiều trường đào tạo công nghệ thông tin chất lượng. Bạn nên cân nhắc dựa vào điểm thi cũng như khả năng tài chính của gia đình để lựa chọn ngôi trường phù hợp. Vì đại học chỉ là một phần còn lại là do sự nỗ lực và tinh thần tự học của chính bạn.
Còn nếu bạn muốn học nhanh làm nhanh tiết kiệm tiền học phí thì có thể đăng ký học tập tại CodeGym. CodeGym là trung tâm dạy nghề ngắn hạn về công nghệ thông tin, cam kết đầu ra cho học viên. Đội ngũ giảng dạy trẻ trung năng động có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn. Được đào tạo lập trình theo mô hình huấn luyện thực chiến (Coding Bootcamp)

Hiện tại CodeGym đang có 8 trung tâm trên toàn quốc. Hợp tác với hơn 50 đối tác doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ thông tin trong cả nước như FPT Software, Nexttech, Lotte,… Học viên sau khi hoàn thành khóa học có đủ kiến thức kỹ năng để làm việc ở những doanh nghiệp đối tác.
Đã có hơn 5680 học viên đã hoàn thành khóa học và làm việc ở các doanh nghiệp với mức thu nhập khủng trong ngành công nghệ thông tin.
Bạn muốn học nhanh đi làm sớm và đặc biệt có cam kết việc làm bằng văn bản hợp đồng, bạn tham khảo thêm 2 khóa học nhanh của CodeGym.
Kết luận
Bài viết trên hy vọng đã cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành học. Công nghệ thông tin là một ngành hot, cần nhiều nhân lực. Để học tốt thì bạn cần biết đến nền tảng cơ bản và ứng dụng của nó. Bạn nên xem mình hợp với chuyên ngành nào và tìm hiểu kỹ thêm. Hiện cả nước có rất nhiều trường đưa vào đào tạo công nghệ thông tin. Bài viết trên mình đã gợi ý một vài trường đại học đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất Hà Nội. Bạn nên theo dõi thêm các thông tin tuyển sinh và mức điểm đầu vào để điều chỉnh nguyện vọng phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ sư công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin tiếng anh là gì?